Ngày 04/10/2023, Cục thuế tỉnh Quảng Nam vừa ban hành công văn số 7445/CTQNA-KK về hướng dẫn kê khai bổ sung hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng kèm công văn hướng dẫn kê khai hồ sơ khai thuế.
Số: 7445/CTQNA-KK: 04/10/2023 14:01:54 +07:00
HƯỚNG DẪN KÊ KHAI BỔ SUNG HỒ SƠ KHAI THUẾ GTGT
(Kèm theo Công văn số: /CTONA-KK ngày của Cục Thuế tỉnh Quảng Nam)
1. Đối với hồ sơ khai bổ sung hồ sơ khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh
Trường hợp 1: Khai bổ sung làm tăng số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau khi cơ quan thuế hoặc cơ quan có thẩm quyền chưa công bố. Quyết định kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế và trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai sót.
Ví dụ: Công ty G vào tháng 3/2022 khai bổ sung của hồ sơ khai thuế GTGT tháng 01/2022 làm tăng số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau tại chỉ tiêu [43] trên tờ khai thuế mẫu 01/GTGT là 500 triệu đồng.
Hồ sơ khai bổ sung Công ty G nộp cho cơ quan thuế gồm:
- Tờ khai bổ sung (theo Mẫu số 01/KHBS ban hành kèm theo Phụ lục II Thông tư số 80/2021/TT-BTC) làm tăng số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau 500 triệu đồng của tháng 01/2022;
- Bản giải trình khai bổ sung (theo Mẫu số 01-1/KHBS ban hành kèm theo Phụ lục II Thông tư số 80/2021/TT-BTC) kê khai tất cả các chỉ tiêu có thay đổi của tờ khai thuế tháng 01/2022 đã được điều chỉnh, bổ sung so với số đã kê khai trên tờ khai thuế tháng 01/2022 có sai sót;
- Tờ khai thuế GTGT tháng 01/2022 (theo mẫu của tờ khai thuế có sai sót cần điều chỉnh, bổ sung đã nộp cho cơ quan thuế - là mẫu ban hành tại Phụ lục II Thông tư số 80/2021/TT-BTC) đã điều chỉnh làm tăng số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau 500 triệu đồng;
- Các tài liệu chứng minh thông tin điều chỉnh, bổ sung kèm theo hồ sơ khai bổ sung (theo nội dung đã kê khai tại mục B Bản giải trình khai bổ sung).
Số tiền điều chỉnh tăng 500 triệu đồng, Công ty G khai vào chỉ tiêu [38] “Điều chỉnh tăng số thuế GTGT còn được khấu trừ của các kỳ trước” trên tờ khai thuế GTGT tháng 02/2022 (nếu chưa nộp hồ sơ khai thuế lần đầu cho cơ quan thuế) hoặc tháng 3/2022 (nếu đã nộp hồ sơ khai thuế lần đầu của tháng 02/2022 cho cơ quan thuế).
Trường hợp 2: Khai bổ sung làm giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau khi cơ quan thuế hoặc cơ quan có thẩm quyền chưa công bố Quyết định kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế và trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai sót.
Ví dụ: Công ty H vào tháng 3/2022 khai bổ sung của hồ sơ khai thuế GTGT tháng 01/2022 làm giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau tại chỉ tiêu [43] trên tờ khai thuế mẫu 01/GTGT là 100 triệu đồng.
Hồ sơ khai bổ sung Công ty H nộp cho cơ quan thuế gồm:
- Tờ khai bổ sung (theo Mẫu số 01/KHBS ban hành kèm theo Phụ lục II Thông tư số 80/2021/TT-BTC) làm giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau 100 triệu đồng của tháng 01/2022;
- Bản giải trình khai bổ sung (theo Mẫu số 01- 1/KHBS ban hành kèm theo Phụ lục II Thông tư số 80/2021/TT-BTC) kê khai tất cả các chỉ tiêu có thay đổi của tờ khai thuế tháng 01/2022 đã được điều chỉnh, bổ sung so với số đã kê khai trên tờ khai thuế tháng 01/2022 có sai sót;
- Tờ khai thuế GTGT tháng 01/2022 (theo mẫu của tờ khai thuế có sai sót cần điều chỉnh, bổ sung đã nộp cho cơ quan thuế - là mẫu ban hành tại Phụ lục II Thông tư số 80/2021/TT-BTC) đã điều chỉnh, bổ sung làm giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau 100 triệu đồng:
- Các tài liệu chứng minh thông tin điều chỉnh, bổ sung kèm theo hồ sơ khai bổ sung (theo nội dung đã kê khai tại mục B Bản giải trình khai bổ sung).
Số tiền điều chỉnh giảm 100 triệu đồng, Công ty H khai vào chỉ tiêu [37] “Điều chỉnh giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ của các kỳ trước” trên tờ khai thuế GTGT tháng 02/2022 (nếu chưa nộp hồ sơ khai thuế lần đầu cho cơ quan thuế) hoặc tháng 3/2022 (nếu đã nộp hồ sơ khai thuế lần đầu của tháng 02/2022 cho cơ quan thuế).
Trường hợp 3: Khai bổ sung làm tăng số thuế phải nộp khi cơ quan thuế hoặc cơ quan có thẩm quyền chưa công bố Quyết định kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế và trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai sót.
Ví dụ: Công ty A vào tháng 02/2022 khai bổ sung của hồ sơ khai thuế GTGT tháng 01/2020 làm tăng số thuế GTGT phải nộp 100 triệu đồng, thì Công ty A nộp số tiền thuế tăng thêm 100 triệu đồng, đồng thời tự xác định số tiền chậm nộp theo quy định để nộp vào NSNN.
Hồ sơ khai bổ sung Công ty A nộp cho cơ quan thuế gồm:
- Tờ khai bổ sung (theo Mẫu số 01/KHBS ban hành kèm theo Phụ lục I Thông tư số 80/2021/TT-BTC) làm tăng số thuế GTGT phải nộp 100 triệu đồng của tháng 01/2020;
- Bản giải trình khai bổ sung (theo Mẫu 01-1/KHBS ban hành kèm theo Phụ lục II Thông tư số 80/2021/TT-BTC) kê khai tất cả các chỉ tiêu có thay đổi của tờ khai thuế tháng 01/2020 đã được điều chỉnh, bổ sung so với số đã kê khai trên tờ khai thuế tháng 01/2020 có sai sót;
- Tờ khai thuế GTGT tháng 01/2020 (theo mẫu của tờ khai thuế có sai sót cần điều chỉnh, bổ sung đã nộp cho cơ quan thuế) đã điều chỉnh làm tăng thuế GTGT phải nộp 100 triệu đồng:
- Các tài liệu chứng minh thông tin điều chỉnh, bổ sung kèm theo hồ sơ khai bổ sung (theo nội dung đã kê khai tại mục B Bản giải trình khai bổ sung).
Trường hợp 4: Khai bổ sung làm giảm số thuế phải nộp khi cơ quan thuế hoặc cơ quan có thẩm quyền chưa công bố Quyết định kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế và trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai sót.
Ví dụ: Công ty D vào tháng 3/2022 khai bổ sung của hồ sơ khai thuế GTGT tháng 01/2022 làm giảm số thuế GTGT phải nộp 100 triệu đồng, thì người nộp thuế được xác định là số tiền thuế nộp thừa của tháng 01/2022 nêu đã nộp hết số thuế điều chỉnh giảm này vào NSNN và được xử lý theo quy định của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14.
Hồ sơ khai bổ sung Công ty D nộp cho cơ quan thuế gồm:
- Tờ khai bổ sung (theo Mẫu số 01/KHBS ban hành kèm theo Phụ lục II Thông tư số 80/2021/TT-BTC) làm giảm số thuế GTGT phải nộp 100 triệu đồng của tháng 01/2022;
- Bản giải trình khai bổ sung (theo Mẫu số 01-1/KHBS ban hành kèm theo Phụ lục II Thông tư số 80/2021/TT-BTC) kê khai tất cả các chỉ tiêu có thay đổi của tờ khai thuế tháng 01/2022 đã được điều chỉnh, bổ sung so với số đã kê khai trên tờ khai thuế tháng 01/2022 có sai sót;
- Tờ khai thuế GTGT tháng 01/2022 (theo mẫu của tờ khai thuế có sai sót cần điều chỉnh, bổ sung đã nộp cho cơ quan thuế - là mẫu ban hành tại Phụ lục II Thông tư số 80/2021/TT-BTC) đã điều chỉnh làm giảm số thuế GTGT phải nộp 100 triệu đồng:
- Các tài liệu chứng minh thông tin điều chỉnh, bổ sung kèm theo hồ sơ khai bổ sung (theo nội dung đã kê khai tại mục B Bản giải trình khai bổ sung).
Trường hợp 5: Người nộp thuế sau khi nộp hồ sơ thuế GTGT cho cơ quan thuế, phát hiện sai sót cần kê khai bổ sung, điều chỉnh, nhưng không làm tăng giảm số thuế GTGT phải nộp (sai sót về doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra, mua vào, mã số thuế hoặc tên công ty...) thì người nộp thuế chỉ phải nộp Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liên quan, không phải nộp Tờ khai bổ sung.
Trường hợp 6: Khai bổ sung làm giảm số thuế GTGT được khấu trừ và giảm số thuế GTGT đã đề nghị hoàn do không đủ điều kiện khấu trừ sau khi người nộp thuế đã được hoàn trả tiền thuế khi cơ quan thuế hoặc cơ quan có thẩm quyền chưa công bố Quyết định kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế và trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai sót.
Ví dụ: Trên tờ khai thuế GTGT tháng 01/2021. Công ty K đã dừng khấu trừ đề nghị hoàn tại chỉ tiêu [42] trên tờ khai thuế mẫu 01/GTGT và lập hồ sơ đề nghị hoàn 900 triệu đồng. Công ty K đã được nhận số tiền đề nghị hoàn trả này. Tháng 02/2022, Công ty K khai bổ sung của hồ sơ khai thuế GTGT tháng 01/2021 làm giảm số thuế GTGT đã dừng khấu trừ, giảm số thuế đề nghị hoàn tại chỉ tiêu [42] trên tờ khai thuế mẫu 01/GTGT từ 900 triệu đồng xuống còn 800 triệu đồng do 100 triệu đồng không đủ điều kiện được khấu trừ thuế. Công ty K phải nộp số tiền thuế đã được hoàn sai là 100 triệu đồng và tự tính tiền chậm nộp kể từ ngày được Kho bạc Nhà nước chỉ trả tiền hoàn hoặc ngày Kho bạc Nhà nước hạch toán bù trừ tiền hoàn thuế với khoản thu NSNN đến ngày người nộp thuế kê khai bổ sung.
Hồ sơ khai bổ sung Công ty K nộp cho cơ quan thuế gồm:
- Tờ khai bổ sung (theo Mẫu số 01/KHBS ban hành kèm theo Phụ lục II Thông tư số 80/2021/TT-BTC) giảm số thuế GTGT được khấu trừ và giảm số thuế đề nghị hoàn là 100 triệu đồng của tháng 01/2021 (kê khai giảm số thuế được khấu trừ tại mục II, giảm số thuế đề nghị hoàn tại mục III và thông tin thu hồi hoàn, tiền chậm nộp vào phần B);
- Bản giải trình khai bổ sung (theo Mẫu số 01-1/KHBS ban hành kèm theo Phụ lục II Thông tư số 80/202/TT-BTC) kê khai tất cả các chỉ tiêu có thay đổi của tờ khai thuế tháng 01/2021 đã được điều chỉnh, bổ sung so với số đã kê khai trên tờ khai thuế tháng 01/2021 có sai sót;
- Tờ khai thuế GTGT tháng 01/2021 (theo mẫu của tờ khai thuế có sai sót cần điều chỉnh, bổ sung đã nộp cho cơ quan thuế) đã điều chỉnh giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ 100 triệu đồng và giảm số thuế GTGT đề nghị hoàn 100 triệu đồng (số liệu tại chỉ tiêu [41] của tờ khai điều chỉnh, bổ sung giảm 100 triệu đồng so với số liệu tại chỉ tiêu [41] của tờ khai thuế có sai sót và số liệu tại chỉ tiêu [42] của tờ khai điều chỉnh, bổ sung giảm 100 triệu đồng so với số liệu tại chỉ tiêu [42] của tờ khai thuế có sai sót);
- Các tài liệu chứng minh thông tin điều chỉnh, bổ sung kèm theo hồ sơ khai bổ sung (theo nội dung đã kê khai tại mục B Bản giải trình khai bổ sung).
Trường hợp 7: Khai bổ sung tăng chỉ tiêu đề nghị hoàn thuế khi cơ quan thuế hoặc cơ quan có thẩm quyền chưa công bố Quyết định kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế và trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai sót.
Người nộp thuế chỉ được khai bổ sung tăng số thuế GTGT đề nghị hoàn khi chưa nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế tiếp theo và chưa nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế. Trường hợp người nộp thuế đã có hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế tiếp theo kỳ kê khai chỉ tiêu đề nghị hoàn được nhập/nhận (đã có Thông báo chấp nhận nộp hồ sơ khai thuế) vào hệ thống TMS hoặc người nộp thuế chưa nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế tiếp theo kỳ kê khai chỉ tiêu đề nghị hoàn nhưng đã nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế vào hệ thống (đã có Thông báo chấp nhận nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế) thì người nộp thuế không được nộp và Cơ quan thuế không được nhận/nhập hồ sơ khai bổ sung hồ sơ khai thuế có kê khai tăng số thuế tại chỉ tiêu đề nghị hoàn.
Trường hợp 8: Người nộp thuế đã đề nghị hoàn và được giải quyết hoàn thuế, cơ quan thuế ban hành Quyết định hoàn thuế kèm theo Thông báo không được hoàn một phần số thuế đã đề nghị hoàn và cho phép chuyển kê khai khấu trừ tiếp thì: Căn cứ Thông báo không được hoàn của cơ quan thuế, người nộp thuế kê khai số thuế được chuyển khấu trừ tiếp vào chỉ tiêu “Điều chỉnh tăng” trên tờ khai 01/GTGT hoặc 02/GTGT của kỳ tính thuế nhận được thông báo của cơ quan thuế, không thực hiện khai bổ sung hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế thuộc kỳ đề nghị hoàn.
Ví dụ: Trên tờ khai thuế GTGT tháng 4/2022, Công ty A đã dừng khấu trừ và lập hồ sơ đề nghị hoàn 800 triệu đồng. Cơ quan thuế ra Quyết định hoàn thuế ngày 02/6/2022 với số tiền thuế được hoàn là 600 triệu đồng kèm theo thông báo về việc không được hoàn thuế ngày 02/6/2022 trong đó xử lý chuyển khấu trừ tiếp là 150 triệu đồng, số tiền không được hoàn là 50 triệu đồng do không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Căn cứ thông báo về việc không được hoàn thuế, công ty A kê khai số thuế được khấu trừ tiếp 150 triệu đồng vào chỉ tiêu “Điều chỉnh tăng” (chỉ tiêu 38) trên tờ khai thuế 01/GTGT tháng 5/2022 (nếu chưa nộp hồ sơ khai thuế lần đầu cho cơ quan thuế) hoặc tờ khai tháng 6/2022 (nếu đã nộp hồ sơ khai thuế lần đầu của tháng 5/2022 cho cơ quan thuế).
Trường hợp 9: Người nộp thuế đang bị cơ quan thuế thanh tra hoặc kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ thuế tại trụ sở người nộp thuế. Trong quá trình thanh tra hoặc kiểm tra, Đoàn thanh tra/Đoàn kiểm tra phát hiện số thuế GTGT phải nộp tăng thêm hoặc giảm số thuế GTGT được khấu trừ nhưng chưa ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế sau thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế thì người nộp thuế được khai bổ sung hồ sơ khai thuế của các kỳ tính thuế có sai sót do Đoàn thanh tra/Đoàn kiểm tra phát hiện theo quy định.
Ví dụ: Tháng 7/2022, trong quá trình kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế năm 2020 tại Công ty A, cơ quan thuế phát hiện người nộp thuế kê khai có sai sót so với hóa đơn đầu vào, điều chỉnh giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ trên tờ khai tháng 8/2020 từ 200 triệu đồng xuống còn 100 triệu đồng thì người nộp thuế được khai bổ sung hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế tháng 8/2020 điều chỉnh giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ từ 200 triệu đồng xuống còn 100 triệu đồng và kê khai vào chỉ tiêu “Điều chỉnh giảm” trên tờ khai 01/GTGT tháng 6/2022 (nếu chưa nộp hồ sơ khai thuế lần đầu cho cơ quan thuế) hoặc tháng 7/2022 (nếu đã nộp hồ sơ khai thuế lần đầu của tháng 6/2022) và bị Đoàn kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính về quản lý: thuế đối với hành vi quy định tại Điều 142 và Điều 143 của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14.
Trường hợp 10: Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế có sai sót nếu khai bổ sung sẽ làm tăng số tiền thuế phải nộp, giảm số tiền thuế được khẩu trừ hoặc giảm số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn sau khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế sau thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế thì người nộp thuế được khai bổ sung hồ sơ khai thuế của các kỳ tính thuế có sai sót do Đoàn thanh tra/Đoàn kiểm tra chưa phát hiện ra theo quy định.
Ví dụ: Tháng 9/2022, sau khi cơ quan thuế kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế năm 2020 tại Công ty A và đã có Quyết định xử lý số 05, người nộp thuế phát hiện việc kê khai có sai sót so với hóa đơn đầu vào, điều chỉnh giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ trên tờ khai tháng 8/2020 (kỳ đã được kiểm tra và đã có kết luận quyết định xử lý về thuế sau kiểm tra) từ 200 triệu đồng xuống còn 100 triệu đồng nhưng cơ quan thuế không phát hiện được khi kiểm tra tại trụ sở của "Công ty thì người nộp thuế được khai bổ sung hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế tháng 8/2020 điều chỉnh giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ từ 200 triệu đồng xuống còn 100 triệu đồng và kê khai vào chỉ tiêu “Điều chỉnh giảm” trên tờ khai 01/GTGT tháng 8/2022 (nếu chưa nộp hồ sơ khai thuế lần đầu cho cơ quan thuế) hoặc tháng 9/2022 (nếu đã nộp hồ sơ khai thuế lần đầu của tháng 8/2022) và bị Đoàn kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hành vi quy định tại Điều 142 và Điều 143 của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14.
Trường hợp 11: Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế có sai sót nếu khai bổ sung sẽ làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được khấu trừ, tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn sau khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế sau thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế thì người nộp thuế không được khai bổ sung mà thực hiện khiếu nại đối với kết luận, Quyết định xử lý của cơ quan thuế theo quy định.
Ví dụ: Tháng 9/2022, sau khi cơ quan thuế kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế năm 2020 tại Công ty A và đã có Quyết định xử lý số 05, người nộp thuế phát hiện việc kê khai có sai sót so với hóa đơn đầu vào, điều chỉnh giảm số thuế GTGT phải nộp trên tờ khai tháng 9/2020 (kỳ đã được kiểm tra và đã có kết luận quyết định xử lý về thuế sau kiểm tra) từ 200 triệu đồng xuống còn 100 triệu đồng thì người nộp thuế không được khai bổ sung hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế tháng 9/2020 mà thực hiện khiếu nại đối với Quyết định xử lý số 05 của cơ quan thuế theo quy định.
Trường hợp 12: Người nộp thuế đang hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (kê khai tờ khai 01/GTGT) có dự án đầu tư (trừ dự án đầu tư xây dựng nhà để bán) thì lập hồ sơ khai thuế riêng cho dự án đầu tư (kê khai tờ khai 02/GTGT) và phải bù trừ số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho dự án đầu tư với thuế giá trị gia tăng của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện. Số thuế GTGT được kết chuyển của dự án đầu tư tối đa bằng số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của cơ sở kinh doanh.
Sau khi nộp hồ sơ khai thuế GTGT cho cơ quan thuế (tờ khai 01/GTGT và tờ khai 02/GTGT), nếu phát hiện sai sót thì người nộp thuế thực hiện khai bổ sung như sau:
- Người nộp thuế khai bổ sung tờ khai 01/GTGT làm giảm số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh (chỉ tiêu 40a) dẫn đến điều chỉnh giảm chỉ tiêu [40b] “Thuế GTGT mua vào của dự án đầu tư được bù trừ với thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh cùng kỳ tính thuế” trên tờ khai 01/GTGT thì phải khai bổ sung tờ khai 02/GTGT điều chỉnh giảm chỉ tiêu [28a] “Thuế GTGT mua vào của dự án đầu tư được bù trừ với thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh cùng kỳ tính thuế” hoặc/và giảm chỉ tiêu [28b] “Thuế GTGT mua vào của dự án đầu tư bù trừ với thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh cùng kỳ tính thuế của chủ đầu tư (trường hợp người nộp thuế được chủ đầu tư giao quản lý dự án đầu tư)” trên tờ khai 02/GTGT của kỳ tính thuế tương ứng của cùng chủ đầu tư. Số tiền thuế bù trừ điều chỉnh giảm trên tờ khai bổ sung mẫu số 02/GTGT được khai vào chỉ tiêu “Điều chỉnh tăng số thuế GTGT của HHDV mua vào các kỳ trước” trên tờ khai thuế 02/GTGT của kỳ lập hồ sơ khai thuế hiện tại. Trường hợp dự án đầu tư đã kết thúc, người nộp thuế không còn kê khai tờ khai 02/GTGT thì người nộp thuế kê khai vào chỉ tiêu “Điều chỉnh tăng số thuế GTGT còn được khấu trừ của các kỳ trước” trên tờ khai 01/GTGT của kỳ lập hồ sơ khai thuế hiện tại.
Ví dụ: Tháng 01/2022, Công ty G nộp hồ sơ khai thuế chính thức GTGT
Tờ khai 01/GTGT |
Tờ khai 02/GTGT |
Thuế GTGT phải nộp của hoạt động SXKD (chỉ tiêu 40a): 200 triệu |
Thuế GTGT đầu vào của HHDV (chỉ tiêu 28): 300 triệu. |
Thuế GTGT mua vào của dự án đầu tư bù trừ với số thuế phải nộp (chỉ tiêu 40b): 200 triệu Thuế GTGT còn phải nộp (chỉ tiêu 40): 0 triệu. |
Thuế GTGT mua vào của dự án đầu tư bù trừ với số thuế phải nộp (chỉ tiêu 28a): 100 triệu Thuế GTGT mua vào của dự án đầu tư bù trừ với thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh cùng kỳ tính thuế của chủ đầu tư (tường hợp người nộp thuế được chủ đầu tư giao quản lý dự án đầu tư) (chỉ tiêu 28b): 100 triệu. Thuế GTGT chuyển kỳ sau (chỉ tiêu 32): 100 triệu.
|
Tháng 5/2022, Công ty G nộp hồ sơ khai bổ sung cho hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế tháng 01/2022 như sau:
Tờ khai 01/GTGT |
Tờ khai 02/GTGT |
Thuế GTGT phải nộp của hoạt động SXKD (chỉ tiêu 40a): 150 triệu. Thuế GTGT mua vào của dự án đầu tư bù trừ với số thuế phải nộp (chỉ tiêu 40b): 150 triệu. Thuế GTGT còn phải nộp (chỉ tiêu 40): 0 triệu.
|
Thuế GTGT đầu vào của HHDV (chỉ tiêu 28): 300 triệu. Thuế GTGT mua vào của dự án đầu tư bù trừ với số thuế phải nộp (chỉ tiêu 28a): 100 triệu. Thuế GTGT mua vào của dự án đầu tư bù trừ với thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh cùng kỳ tính thuế của chủ đầu tư (trường hợp người nộp thuế được chủ đầu tư giao quản lý dự án đầu tư) (chỉ tiêu 28b): 50 triệu. Thuế GTGT chuyển kỳ sau (chỉ tiêu 32): 150 triệu. |
Số tiền thuế điều chỉnh tăng khấu trừ trên tờ khai 02/GTGT (50 triệu đồng), Công ty G khai vào chỉ tiêu “Điều chỉnh tăng số thuế GTGT của HHDV mua vào các kỳ trước” (chi tiêu 25) trên tờ khai 02/GTGT của tháng 4/2022 (nếu chưa nộp tờ khai tháng 5/2022 lần đầu) hoặc tháng 5/2022 (nếu đã nộp tờ khai tháng 4/2022 lần đầu).
- Người nộp thuế khai bổ sung điều chỉnh giảm số thuế GTGT mua vào của dự án đầu tư dẫn đến điều chỉnh giảm chỉ tiêu [28b] trên tờ khai 02/GTGT, số thuế GTGT điều chỉnh giảm được tổng hợp lên chỉ tiêu “Điều chỉnh giảm số thuế GTGT của HHDV mua vào các kỳ trước” trên tờ khai 02/GTGT của kỳ lập hồ sơ khai thuế hiện tại, đồng thời người nộp thuế khai bổ sung điều chỉnh giảm chỉ tiêu 40b trên tờ khai 01/GTGT của kỳ tính thuế tương ứng dẫn đến tăng phải nộp, người nộp thuế phải nộp số tiền thuế tăng thêm và tự tính tiền chậm nộp theo quy định.
Ví dụ: Tháng 3/2021, Công ty I nộp hồ sơ khai thuế GTGT
Tờ khai 01/GTGT |
Tờ khai 02/GTGT |
Thuế GTGT phải nộp của hoạt động SXKD (chỉ tiêu 40a): 200 triệu Thuế GTGT mua vào của dự án đầu tư bù trừ với số thuế phải nộp (chỉ tiêu 40b): 200 triệu Thuế GTGT còn phải nộp (chỉ tiêu 40): 0 triệu. |
Thuế GTGT đầu vào của HHDV (chỉ tiêu 28): 300 triệu. Thuế GTGT mua vào của dự án đầu tư bù trừ với số thuế phải nộp (chỉ tiêu 28a): 200 triệu Thuế GTGT chuyển kỳ sau (chỉ tiêu 32): 100 triệu |
Tháng 6/2021, Công ty I nộp hồ sơ khai bổ sung cho kỳ tính thuế tháng 3/2021 như sau:
Tờ khai 01/GTGT |
Tờ khai 02/GTGT |
Thuế GTGT phải nộp của hoạt động SXKD (chỉ tiêu 40a): 200 triệu Thuế GTGT mua vào của dự án đầu tư bù trừ với số thuế phải nộp (chỉ tiêu 40b): 100 triệu Thuế GTGT còn phải nộp (chỉ tiêu 40): 100 triệu. |
Thuế GTGT đầu vào của HHDV (chỉ tiêu 28): 100 triệu. Thuế GTGT mua vào của dự án đầu tư bù trừ với số thuế phải nộp (chỉ tiêu 28a): 100 triệu Thuế GTGT chuyển kỳ sau (chỉ tiêu 32): 0 triệu |
Số thuế "GTGT điều chỉnh giảm khấu trừ (100 triệu đồng) trên tờ khai bổ sung mẫu số 02/GTGT được đưa vào chỉ tiêu “Điều chỉnh giảm số thuế GTGT của HHDV mua vào các kỳ trước” trên tờ khai số 02/GTGT của kỳ tính thuế tháng 5/2021 (nếu chưa nộp tờ khai tháng 5/2021 lần đầu) hoặc tháng 6/2021 (nếu đã nộp tờ khai tháng 5/2021 lần đầu). Số thuế GTGT điều chỉnh tăng phải nộp trên tờ khai bổ sung mẫu số 01/GTGT (100 triệu đồng), Công ty I nộp số thuế tăng thêm, đồng thời tự xác định số tiền chậm nộp theo quy định để nộp vào NSNN.
Trường hợp 13: Người nộp thuế nhận số thuế GTGT còn được khấu trừ từ đơn vị bị chia, bị tách, bị sáp nhập, bị hợp nhất hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc chấm dứt đơn vị phụ thuộc hoặc hoàn thành dự án đầu tư chuyển giao cho chủ đầu tư hoặc hoàn thành dự án đầu tư bàn giao cho chi nhánh thì kê khai vào chỉ tiêu “Thuế GTGT nhận bàn giao được khấu trừ trong kỳ” trên tờ khai 01/GTGT của kỳ tính thuế nhận được thông báo chuyển nghĩa vụ thuế.
2. Đối với hồ sơ khai bổ sung hồ sơ khai thuế GTGT “theo phương pháp khấu trừ đối với dự án đầu tư thuộc diện được hoàn thuế
Trường hợp 1: Người nộp thuế sau khi nộp hồ sơ thuế GTGT cho cơ quan thuế, phát hiện sai sót cần kê khai bổ sung, điều chỉnh, nhưng không làm tăng giảm số thuế GTGT được khấu trừ (sai sót về doanh thu hàng hóa, dịch vụ mua vào, mã số thuế hoặc tên công ty...) thì người nộp thuế chỉ phải nộp Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liên quan, không phải nộp Tờ khai bổ sung.
Trường hợp 2: Khai bổ sung làm tăng số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư chưa được hoàn chuyển kỳ sau trên tờ khai thuế GTGT của dự án đầu tư thuộc diện được hoàn thuế khi cơ quan thuế hoặc cơ quan có thẩm quyền chưa công bố Quyết định kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế và trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai sót.
Ví dụ: Công ty G vào tháng 3/2022 khai bổ sung của hồ sơ khai thuế GTGT tháng 01/2022 làm tăng số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư chưa được hoàn chuyển kỳ sau tại chỉ tiêu [32] trên tờ khai thuế mẫu 02/GTGT là 500 triệu đồng.
Hồ sơ khai bổ sung Công ty G nộp cho cơ quan thuế gồm:
- Tờ khai bổ sung (theo Mẫu số 01/KHBS ban hành kèm theo Phụ lục II Thông tư số 80/2021/TT-BTC) làm tăng số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư chưa được hoàn chuyển kỳ sau 500 triệu đồng của tháng 01/2022;
- Bản giải trình khai bổ sung (theo Mẫu số 01- 1/KHBS ban hành kèm theo Phụ lục II Thông tư số 80/2021/TT-BTC) kê khai tất cả các chỉ tiêu có thay đổi của tờ khai thuế tháng 01/2022 đã được điều chỉnh, bổ sung so với số đã kê khai trên tờ khai thuế tháng 01/2022 có sai sót;
- Tờ khai thuế GTGT tháng 01/2022 (theo mẫu của tờ khai thuế có sai sót cân điều chỉnh, bô sung đã nộp cho cơ quan thuế - là mẫu ban hành tại Phụ lục II Thông tư số 80/2021/TT-BTC) đã điều chỉnh làm tăng số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư chưa được hoàn chuyển kỳ sau 500 triệu đồng;
- Các tài liệu chứng minh thông tin điều chỉnh, bổ sung kèm theo hồ sơ khai bổ sung (theo nội dung đã kê khai tại mục B Bản giải trình khai bổ sung).
Số tiền điều chỉnh tăng 500 triệu đồng, Công ty G khai vào chỉ tiêu [25] “Điều chỉnh tăng số thuế GTGT mua vào các kỳ trước” trên tờ khai thuế GTGT tháng 02/2022 (nếu chưa nộp hồ sơ khai thuế lần đầu cho cơ quan thuế) hoặc tháng 3/2022 (nếu đã nộp hồ sơ khai thuế lần đầu của tháng 02/2022 cho cơ quan thuế).
Trường hợp 3: Khai bổ sung làm giảm số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư chưa được hoàn chuyển kỳ sau khi cơ quan thuế hoặc cơ quan có thẩm quyền chưa công bố Quyết định kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế và trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai sót.
Ví dụ: Công ty H vào tháng 3/2022 khai bổ sung của hồ sơ khai thuế GTGT tháng 01/2022 làm giảm số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư chưa được hoàn chuyển kỳ sau tại chỉ tiêu [32] trên tờ khai thuế mẫu 02/GTGT là 100 triệu đồng.
Hồ sơ khai bổ sung Công ty H nộp cho cơ quan thuế gồm:
- Tờ khai bổ sung (theo Mẫu số 01/KHBS ban hành kèm theo Phụ lục II Thông tư số 80/2021/TT-BTC) làm giảm số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư chưa được hoàn chuyển kỳ sau 100 triệu đồng của tháng 01/2022;
- Bản giải trình khai bổ sung (theo Mẫu số 01-1/KHBS ban hành kèm theo Phụ lục II Thông tư số 80/2021/TT-BTC) kê khai tất cả các chỉ tiêu có thay đổi của tờ khai thuế tháng 01/2022 đã được điều chỉnh, bổ sung so với số đã kê khai trên tờ khai thuế tháng 01/2022 có sai sót;
- Tờ khai thuế GTGT tháng 01/2022 (theo mẫu của tờ khai thuế có sai sót cần điều chỉnh, bồ sung đã nộp cho cơ quan thuế - là mẫu ban hành tại Phụ lục II Thông tư số 80/2021/TT-BTC) đã điều chỉnh, bổ sung làm giảm số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư chưa được hoàn chuyển kỳ sau 100 triệu đồng:
- Các tài liệu chứng minh thông tin điều chỉnh, bổ sung kèm theo hồ sơ khai bổ sung (theo nội dung đã kê khai tại mục B Bản giải trình khai bổ sung).
Số tiền điều chỉnh giảm 100 triệu đồng, Công ty H khai vào chỉ tiêu [27] “Điều chỉnh giảm số thuế GTGT mua vào các kỳ trước” trên tờ khai thuế GTGT tháng 02/2022 (nếu chưa nộp hồ sơ khai thuế lần đầu cho cơ quan thuế) tháng 3/2022 (nếu đã nộp hồ sơ khai thuế lần đầu của tháng 02/2022 cho cơ quan thuế).
Trường hợp 4: Khai bổ sung làm giảm số thuế GTGT mua vào của dự án đầu tư và giảm số thuế GTGT đã đề nghị hoàn do không đủ điều kiện khấu trừ sau khi người nộp thuế đã được hoàn trả tiền thuế khi cơ quan thuế hoặc cơ quan có thẩm quyền chưa công bố Quyết định kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế và trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai sót.
Ví dụ: Trên tờ khai thuế GTGT tháng 01/2022, Công ty K đã dừng khấu trừ đề nghị hoàn tại chỉ tiêu [30] trên tờ khai thuế mẫu 02/GTGT và lập hồ sơ đề nghị hoàn 800 triệu đồng. Công ty K đã được nhận số tiền đề nghị hoàn trả này.
Tháng 5/2022, Công ty K khai bổ sung của hồ sơ khai thuế GTGT tháng 01/2022 làm giảm số thuế GTGT đã dừng khấu trừ, giảm số thuế đề nghị hoàn tại chỉ tiêu [30] trên tờ khai thuế mẫu 02/GTGT từ 800 triệu đồng xuống còn 700 triệu đồng do 100 triệu đồng không đủ điều kiện được khấu trừ thuế. Công ty K phải nộp số tiền thuế đã được hoàn sai là 100 triệu đồng và tự tính tiền chậm nộp kể từ ngày được Kho bạc Nhà nước chi trả tiền hoàn hoặc ngày Kho bạc Nhà nước hạch toán bù trừ tiền hoàn thuế với khoản thu NSNN đến ngày người nộp thuế kê khai bổ sung.
Hồ sơ khai bổ sung Công ty K nộp cho cơ quan thuế gồm:
- Tờ khai bổ sung (theo Mẫu số 01/KHBS ban hành kèm theo Phụ lục II Thông tư số 80/2021/TT-BTC) giảm số thuế GTGT được khấu trừ và giảm số thuế đề nghị hoàn là 100 triệu đồng của tháng 01/2022 (kê khai giảm số thuế được khẩu trừ tại mục II, giảm số thuế đề nghị hoàn tại mục III và thông tin thu hồi hoàn, tiền chậm nộp vào phần B);
- Bản giải trình khai bổ sung (theo Mẫu số 01-1/KHBS ban hành kèm theo Phụ lục II Thông tư số 80/2021/TT-BTC) kê khai tất cả các chỉ tiêu có thay đổi của tờ khai thuế tháng 01/2022 đã được điều chỉnh, bổ sung so với số đã kê khai trên tờ khai thuế tháng 01/2022 có sai sót;
- Tờ khai thuế GTGT tháng 01/2022 (theo mẫu của tờ khai thuế có sai sót cần điều chỉnh, bổ sung đã nộp cho cơ quan thuế) đã điều chỉnh giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ 100 triệu đồng và giảm số thuế GTGT đề nghị hoàn 100 triệu đồng (số liệu tại chỉ tiêu [29] của tờ khai điều chỉnh, bổ sung giảm 100 triệu đồng so với số liệu tại chỉ tiêu [29] của tờ khai thuế có sai sót và số liệu tại chỉ tiêu [30] của tờ khai điều chỉnh, bổ sung giảm 100 triệu đồng so với số liệu tại chỉ tiêu [30] của tờ khai thuế có sai sót);
- Các tài liệu chứng minh thông tin điều chỉnh, bổ sung kèm theo hồ sơ khai bồ sung (theo nội dung đã kê khai tại mục B Bản giải trình khai bổ sung).
Trường hợp 5: Khai bổ sung tăng chỉ tiêu đề nghị hoàn thuế khi cơ quan thuế hoặc cơ quan có thẩm quyền chưa công bố Quyết định kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế và trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai sót.
Người nộp thuế chỉ được khai bổ sung tăng số thuế GTGT đề nghị hoàn khi chưa nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế tiếp theo và chưa nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế. Trường hợp người nộp thuế đã có hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế tiếp theo kỳ kê khai chỉ tiêu đề nghị hoàn được nhập/nhận (đã có Thông báo chấp nhận nộp hồ sơ khai thuế) vào hệ thống TMS hoặc người nộp thuế chưa nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế tiếp theo kỳ kê khai chỉ tiêu đề nghị hoàn nhưng đã nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế vào hệ thống (đã có Thông báo chấp nhận nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế) thì người nộp thuế không được nộp và Cơ quan thuế không được nhận/nhập hồ sơ khai bổ sung hồ sơ khai thuế có kê khai tăng số thuế tại chỉ tiêu đề nghị hoàn.
Trường hợp 6: Người nộp thuế đã đề nghị hoàn và được giải quyết hoàn thuế, cơ quan thuế ban hành Quyết định hoàn thuế kèm theo Thông báo không được hoàn một phần số thuế đã đề nghị hoàn và cho phép chuyển kê khai khấu trừ tiếp thì: Căn cứ Thông báo không được hoàn của cơ quan thuế, người nộp thuế kê khai số thuế được chuyển khấu trừ tiếp vào chỉ tiêu “Điều chỉnh tăng” trên tờ khai 01/GTGT hoặc 02/GTGT của kỳ tính thuế nhận được thông báo của cơ quan thuế, không thực hiện khai bổ sung hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế thuộc kỳ đề nghị hoàn.
Ví dụ: Trên tờ khai thuế GTGT tháng 4/2022, Công ty A đã dừng khấu trừ và lập hồ sơ đề nghị hoàn 800 triệu đồng. Cơ quan thuế ra Quyết định hoàn thuế ngày 02/6/2022 với số tiền thuế được hoàn là 600 triệu đồng kèm theo thông báo về việc không được hoàn thuế ngày 02/6/2022 trong đó xử lý chuyển khấu trừ tiếp là 150 triệu đồng, số tiền không được hoàn là 50 triệu đồng do không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Căn cứ thông báo về việc không được hoàn thuế, Công ty A kê khai số thuế được khấu trừ tiếp 150 triệu đồng vào chỉ tiêu “Điều chỉnh tăng” (chỉ tiêu 25) trên tờ khai thuế 02/GTGT tháng 5/2022 (nếu chưa nộp hồ sơ khai thuế lần đầu cho cơ quan thuế) hoặc tờ khai tháng 6/2022 (nếu đã nộp hồ sơ khai thuế lần đầu của tháng 5/2022 cho cơ quan thuế).
Trường hợp 7: Người nộp thuế đang bị cơ quan thuế thanh tra hoặc kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ thuế tại trụ sở người nộp thuế. Trong quá trình thanh tra hoặc kiểm tra, Đoàn thanh tra/Đoàn kiểm tra phát hiện số thuế GTGT phải nộp tăng thêm hoặc giảm số thuế GTGT được khấu trừ nhưng chưa ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế sau thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế thì người nộp thuế được khai bổ sung hồ sơ khai thuế của các kỳ tính thuế có sai sót do Đoàn thanh tra/Đoàn kiểm tra phát hiện theo quy định.
Ví dụ: Tháng 7/2022, trong quá trình kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế năm 2020 tại Công ty A, cơ quan thuế phát hiện người nộp thuế kê khai có sai sót so với hóa đơn đầu vào, điều chỉnh giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ trên tờ khai tháng 8/2020 từ 200 triệu đồng. xuống còn 100 triệu đồng thì người nộp thuế được khai bổ sung hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế tháng 8/2020 điều chỉnh giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ từ 200 triệu đồng xuống còn 100 triệu đồng và kê khai vào chỉ tiêu “Điều chỉnh giảm” trên tờ khai 02/GTGT tháng 6/2022 (nếu chưa nộp hồ sơ khai thuế lần đầu cho cơ quan thuế) hoặc tháng 7/2022 (nếu đã nộp hồ sơ khai thuế lần đầu của tháng 6/2022) và bị Đoàn kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hành vi quy định tại Điều 142 và Điều 143 của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14.
Trường hợp 8: Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế có sai sót nếu khai bổ sung sẽ làm tăng số tiền thuế phải nộp, giảm số tiền thuế được khẩu trừ hoặc giảm số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn sau khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế sau thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế thì người nộp thuế được khai bổ sung hồ sơ khai thuế của các kỳ tính thuế có sai sót do Đoàn thanh tra/Đoàn kiểm tra chưa phát hiện ra theo quy định.
Ví dụ: Tháng 9/2022, sau khi cơ quan thuế kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế năm 2020 tại Công ty A và đã có Quyết định xử lý số 05, người nộp thuế phát hiện việc kê khai có sai sót so với hóa đơn đầu vào, điều chỉnh giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ trên tờ khai tháng 8/2020 (kỳ đã được kiểm tra và đã có kết luận "quyết định xử lý về thuế sau kiểm tra) từ 200 triệu đồng xuống còn 100 triệu đồng nhưng cơ quan thuế không phát hiện được khi kiểm tra tại trụ sở của Công ty thì người nộp thuế được khai bổ sung hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế tháng 8/2020 điều chỉnh giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ từ 200 triệu đồng xuống còn 100 triệu đồng và kê khai vào chỉ tiêu “Điều chỉnh giảm” trên tờ khai 02/GTGT tháng 8/2022 (nếu chưa nộp hồ sơ khai thuế lần đầu cho cơ quan thuế) hoặc tháng 9/2022 (nếu đã nộp hồ sơ khai thuế lần đầu của tháng 9/2022) và bị Đoàn kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hành vi quy định tại Điều 142 và Điều 143 của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14.
Trường hợp 9: Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế có sai sót nếu khai bổ sung sẽ làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được khấu trừ, tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn sau khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế sau thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế thì người nộp thuế không được khai bổ sung mà thực hiện khiếu nại đối với kết luận, quyết định xử lý của cơ quan thuế theo quy định.
Ví dụ: Tháng 9/2022, sau khi cơ quan thuế kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế năm 2020 tại Công ty A và đã có Quyết định xử lý số 05, người nộp thuế phát hiện việc kê khai có sai sót so với hóa đơn đầu vào, điều chỉnh giảm số thuế GTGT phải nộp trên tờ khai tháng 9/2020 (kỳ đã được kiểm tra và đã có kết luận/quyết định xử lý về thuế sau kiểm tra) từ 200 triệu đồng xuống còn 100 triệu đồng thì người nộp thuế không được khai bổ sung hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế tháng 9/2020 mà thực hiện khiếu nại đối với Quyết định xử lý số 05 của cơ quan thuế theo quy định.
Trường hợp 10: Người nộp thuế đang hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (kê khai tờ khai 01GTGT) có dự án đầu tư (trừ dự án đầu tư xây dựng nhà để bán) thì lập hồ sơ khai thuế riêng cho dự án đầu tư (kê khai tờ khai 02/GTGT) và phải bù trừ số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho dự án đầu tư với thuế giá trị gia tăng của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện. Số thuế GTGT được kết chuyển của dự án đầu tư tối đa bằng số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của cơ sở kinh doanh.
Sau khi nộp hồ sơ khai thuế GTGT cho cơ quan thuế (tờ khai 01/GTGT và tờ khai 02/GTGT), nêu phát hiện sai sót thì người nộp thuế thực hiện khai bô sung như sau:
- Người nộp thuế khai bổ sung tờ khai 01/GTGT làm giảm số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh (chỉ tiêu 40a) dẫn đến điều chỉnh giảm chỉ tiêu [40b] “Thuế GTGT mua vào của dự án đầu tư được bù trừ với thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh cùng kỳ tính thuế” trên tờ khai 01/GTGT thì phải khai bổ sung tờ khai 02/GTGT điều chỉnh giảm chỉ tiêu [28a] “Thuế GTGT mua vào của dự án đầu tư được bù trừ với thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh cùng kỳ tính thuế”? hoặc/và giảm chỉ tiêu [28b] “Thuế GTGT mua vào của dự án đầu tư bù trừ với thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh cùng kỳ tính thuế của chủ đầu tư (trường hợp người nộp thuế được chủ đầu tư giao quản lý dự án đầu tư) trên tờ khai 02/GTGT của kỳ tính thuế tương ứng của cùng chủ đầu tư. Số tiền thuế bù trừ điều chỉnh giảm trên tờ khai bổ sung mẫu số 02/GTGT được khai vào chỉ tiêu “Điều chỉnh tăng số thuế GTGT của HHDV mua vào các kỳ trước” trên tờ khai thuế 02/GTGT của kỳ lập hồ sơ khai thuế hiện tại. Trường hợp dự án đầu tư đã kết thúc, người nộp thuế không còn kê khai tờ khai 02/GTGT thì người nộp thuế kê khai vào chỉ tiêu “Điều chỉnh tăng số thuế GTGT còn được khấu trừ của các kỳ trước” trên tờ khai 01/GTGT của kỳ lập hồ sơ khai thuế hiện tại.
Ví dụ: Tháng 01/2022, Công ty G nộp hồ sơ khai thuế chính thức thuế GTGT
Tờ khai 01/GTGT |
Tờ khai 02/GTGT |
Thuế GTGT phải nộp của hoạt động SXKD (chỉ tiêu 40a): 200 triệu |
Thuế GTGT đầu vào của HHDV(chỉ tiêu 28): 300 triệu. |
Thuế GTGT mua vào của dự án đầu tư bù trừ với số thuế phải nộp (chỉ tiêu 40b): 200 triệu Thuế GTGT còn phải nộp (chỉ tiêu 40): 0 triệu. |
Thuế GTGT mua vào của dự án đầu tư bù trừ với số thuế phải nộp (chỉ tiêu 28a): 100 triệu Thuế GTGT mua vào của dự án đầu tư bù trừ với thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh cùng kỳ tính thuế của chủ đầu tư (trường hợp người nộp thuế được chủ đầu tư giao quản lý dự án đầu tư) (chỉ tiêu 28b): 100 triệu Thuế GTGT chuyển kỳ sau (chỉ tiêu 32): 100 triệu |
Tháng 5/2022, Công ty G nộp hồ sơ khai bổ sung cho hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế tháng 01/2022 như sau:
Tờ khai 01/GTGT |
Tờ khai 02/GTGT |
Thuế GTGT phải nộp của hoạt động SXKD (chỉ tiêu 40a): 150 triệu Thuế GTGT mua vào của dự án đầu tư bù trừ với số thuế phải nộp (chỉ tiêu 40b): 150 triệu Thuế GTGT còn phải nộp (chỉ tiêu 40): 0 triệu.
|
Thuế GTGT đầu vào của HHDV (chỉ tiêu 28): 300 triệu. Thuế GTGT mua vào của dự án đầu tư bù trừ với số thuế phải nộp (chỉ tiêu 28a): 100 triệu Thuế GTGT mua vào của dự án đầu tư bù trừ với thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh cùng kỳ tính thuế của chủ đầu tư (trường hợp người nộp thuế được chủ đầu tư giao quản lý dự án đầu tư) (chỉ tiêu 28b): 50 triệu Thuế GTGT chuyển kỳ sau (chỉ tiêu 32): 150 triệu |
Số tiền thuế điều chỉnh tăng khấu trừ trên tờ khai 02/GTGT (50 triệu đồng), Công ty G khai vào chỉ tiêu “Điều chỉnh tăng số thuế GTGT của HHDV mua vào các kỳ trước” (chi tiêu 25) trên tờ khai 02/GTGT của tháng 4/2022 (nếu chưa nộp tờ khai tháng 4/2022 lần đầu) hoặc tháng 5/2022 (nếu đã nộp tờ khai tháng 4/2022 lần đầu).
- Người nộp thuế khai bổ sung điều chỉnh giảm số thuế GTGT mua vào của dự án đầu tư dẫn đến điều chỉnh giảm chỉ tiêu [28b] trên tờ khai 02/GTGT, số thuế GTGT điều chỉnh giảm được tổng hợp lên chỉ tiêu “Điều chỉnh giảm số thuế GTGT của HHDV mua vào các kỳ trước” trên tờ khai 02/GTGT của kỳ lập hồ sơ khai thuế hiện tại, đồng thời người nộp thuế khai bổ sung điều chỉnh giảm chỉ tiêu [40b] trên tờ khai 01/GTGT của kỳ tính thuế tương ứng dẫn đến tăng phải nộp, người nộp thuế phải nộp số tiền thuế tăng thêm và tự tính tiền chậm nộp theo quy định.
Ví dụ: Tháng 3/2021, Công ty I nộp hồ sơ khai thuế GTGT
Tờ khai 01/GTGT |
Tờ khai 02/GTGT |
Thuế GTGT phải nộp của hoạt động SXKD (chỉ tiêu 40a): 200 triệu Thuế GTGT mua vào của dự án đầu tư bù trừ với số thuế phải nộp (chỉ tiêu 40b): 200 triệu Thuế GTGT còn phải nộp (chỉ tiêu 40): 0 triệu. |
Thuế GTGT đầu vào của HHDV (chỉ tiêu 28): 300 triệu. Thuế GTGT mua vào của dự án đầu tư bù trừ với số thuế phải nộp (chỉ tiêu 28a): 200 triệu Thuế GTGT chuyển kỳ sau (chỉ tiêu 32): 100 triệu |
Tháng 6/2021, Công ty I nộp hồ sơ khai bổ sung cho kỳ tính thuế tháng 3/2021 như sau:
Tờ khai 01/GTGT |
Tờ khai 02/GTGT |
Thuế GTGT phải nộp của hoạt động SXKD (chỉ tiêu 40a): 200 triệu. Thuế GTGT mua vào của dự án đầu tư bù trừ với số thuế phải nộp (chỉ tiêu 40b): 100 triệu Thuế GTGT còn phải nộp (chỉ tiêu 40): 100 triệu. |
Thuế GTGT đầu vào của HHDV (chỉ tiêu 28): 100 triệu. Thuế GTGT mua vào của dự án đầu tư bù trừ với số thuế phải nộp (chỉ tiêu 28a): 100 triệu Thuế GTGT chuyển kỳ sau (chỉ tiêu 32): 0 triệu |
Số thuế GTGT điều chỉnh giảm khấu trừ (100 triệu đồng) trên tờ khai bổ sung mẫu số 02/GTGT được đưa vào chỉ tiêu “Điều chỉnh giảm số thuế GTGT của HHDV mua vào các kỳ trước” trên tờ khai số 02/GTGT của kỳ tính thuế tháng 5/2021 (nếu chưa nộp tờ khai tháng 5/2021 lần đầu) hoặc tháng 6/2021 (nếu đã nộp tờ khai tháng 5/2021 lần đầu). Số thuế GTGT điều chỉnh tăng phải nộp trên tờ khai bổ sung mẫu số 01/GTGT (100 triệu đồng), Công ty I nộp số thuế tăng thêm, đồng thời tự xác định số tiền chậm nộp theo quy định để nộp vào NSNN.
Trường hợp 11: Người nộp thuế là chi nhánh, Ban QLDA được giao quản lý dự án thực hiện bàn giao số thuế GTGT còn được khấu trừ của dự án đầu tư sau khi dự án kết thúc cho chủ đầu tư hoặc chi nhánh mới thành lập hoặc chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án đầu tư bàn giao cho chi nhánh sau khi dự án kết thúc thì kê khai vào chỉ tiêu [31] “Thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư chưa được hoàn bàn giao trong kỳ” trên tờ khai 02/GTGT của kỳ tính thuế nhận được Thông báo chuyên nghĩa vụ thuế hoặc kết thúc dự án mà không phải khai bổ sung hồ sơ khai thuế.
Trường hợp 12: Người nộp thuế là chi nhánh, Ban QLDA nhận bàn giao số thuế GTGT còn được khấu trừ của dự án đầu tư từ chủ đầu tư thì kê khai vào chỉ tiêu “Thuế GTGT đầu vào của dự án nhận bàn giao” trên tờ khai 02/GTGT của kỳ tính thuế nhận bàn giao.
3. Đối với hồ sơ khai bổ sung hồ sơ khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT
Trường hợp 1: Người nộp thuế sau khi nộp hồ sơ thuế GTGT cho cơ quan thuế, phát hiện sai sót cần kê khai bổ sung, điều chỉnh, nhưng không làm tăng giảm số thuế GTGT phải nộp (sai sót về doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra, giá vốn của hàng hóa dịch vụ mua vào, mã số thuế hoặc tên công ty...) thì người nộp thuế chỉ phải nộp Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liên quan, không phải nộp Tờ khai bổ sung.
Trường hợp 2: Khai bổ sung hồ sơ khai thuế GTGT theo mẫu số 03/GTGT làm tăng số thuế GTGT phải nộp khi cơ quan thuế hoặc cơ quan có thẩm quyền chưa công bố Quyết định kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế và trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai sót.
Ví dụ 1: Công ty A vào tháng 02/2022 khai bổ sung của hồ sơ khai thuế GTGT tháng 01/2020 làm tăng số thuế GTGT phải nộp 100 triệu đồng, thì Công ty A nộp số tiền thuế tăng thêm 100 triệu đồng, đồng thời tự xác định số tiền chậm nộp theo quy định đề nộp vào NSNN.
Hồ sơ khai bổ sung Công ty A nộp cho cơ quan thuế gồm:
- Tờ khai bổ sung (theo Mẫu số 01/KHBS ban hành kèm theo Phụ lục II Thông tư số 80/2021/TT-BTC) làm tăng số thuế GTGT phải nộp 100 triệu đồng của tháng 01/2020;
- Bản giải trình khai bổ sung (theo Mẫu số 01-1/KHBS ban hành kèm theo Phụ lục II Thông tư số 80/2021/TT-BTC) kê khai tất cả các chỉ tiêu có thay đổi của tờ khai thuế tháng 01/2020 đã được điều chỉnh, bổ sung so với số đã kê khai trên tờ khai thuế tháng 01/2020 có sai sót;
- Tờ khai thuế GTGT tháng 01/2020 (theo mẫu của tờ khai thuế có sai sót cần điều chỉnh, bổ sung đã nộp cho cơ quan thuế) đã điều chỉnh làm tăng thuế GTGT phải nộp tại chỉ tiêu [27] 100 triệu đồng:
Các tài liệu chứng minh thông tin điều chỉnh, bổ sung kèm theo hồ sơ khai bổ sung (theo nội dung đã kê khai tại mục B Bản giải trình khai bổ sung).
Trường hợp 3: Khai bổ sung hồ sơ khai thuế GTGT theo mẫu 03/GTGT làm giảm số thuế GTGT phải nộp khi cơ quan thuế hoặc cơ quan có thẩm quyền chưa công bố Quyết định kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế và trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai sót.
Ví dụ 2: Công ty C vào tháng 3/2022 khai bổ sung của hồ sơ khai thuế GTGT tháng 01/2022 làm giảm số thuế GTGT phải nộp 100 triệu đồng, thì người nộp thuế được xác định là số tiền thuế nộp thừa của tháng 01/2022 nêu đã nộp hết số thuế điều chỉnh giảm này vào NSNN và được xử lý theo quy định của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14.
Hồ sơ khai bổ sung Công ty C nộp cho cơ quan thuế gồm:
- Tờ khai bổ sung (theo Mẫu số 01/KHBS ban hành kèm theo Phụ lục II Thông tư sô 80/2021/TT-BTC) làm giảm số thuế GTGT phải nộp 100 triệu đồng của tháng 01/2022;
- Bản giải trình khai bổ sung (theo Mẫu số 01- 1/KHBS ban hành kèm theo Phụ lục II Thông tư số 80/2021/TT-BTC) kê khai tất cả các chỉ tiêu có thay đổi của tờ khai thuế tháng 01/2022 đã được điều chỉnh, bổ sung so với số đã kê khai trên tờ khai thuế tháng 01/2022 có sai sót;
- Tờ khai thuế GTGT tháng 01/2022 (theo mẫu của tờ khai thuế có sai sót cần điều chỉnh, bổ sung đã nộp cho cơ quan thuế - là mẫu ban hành tại Phụ lục II Thông tư số 80/2021/TT-BTC) đã điều chỉnh làm giảm số thuế GTGT phải nộp tại chỉ tiêu [27] 100 triệu đông;
- Các tài liệu chứng minh thông tin điều chỉnh, bổ sung kèm theo hồ sơ khai bổ sung (theo nội dung đã kê khai tại mục B Bản giải trình khai bổ sung).
4. Đối với hồ sơ khai bổ sung hồ sơ khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu
Trường hợp 1: Người nộp thuế sau khi nộp hồ sơ thuế GTGT cho cơ quan thuế, phát hiện sai sót cần kê khai bổ sung, điều chỉnh, nhưng không làm tăng giảm số thuế GTGT phải nộp (sai sót về doanh thu chịu thuế, mã số thuế hoặc tên công ty...) thì người nộp thuế chỉ phải nộp Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liên quan, không phải nộp tờ khai bổ sung.
Trường hợp 2: Khai bổ sung hồ sơ khai thuế GTGT theo mẫu số 04/GTGT làm tăng số thuế GTGT phải nộp khi cơ quan thuế hoặc cơ quan có thẩm quyền chưa công bố Quyết định kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế và trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai sót.
Ví dụ: Công ty A vào tháng 02/2022 khai bổ sung của hồ sơ khai thuế GTGT tháng 01/2020 làm tăng số thuế GTGT phải nộp 100 triệu đồng, thì Công ty A nộp số tiền thuế tăng thêm 100 triệu đồng, đồng thời tự xác định số tiền chậm nộp theo quy định để nộp vào NSNN.
Hồ sơ khai bổ sung Công ty A nộp cho cơ quan thuế gồm:
- Tờ khai bổ sung (theo Mẫu số 01/KHBS ban hành kèm theo Phụ lục II Thông tư số 80/2021/TT-BTC) làm tăng số thuế GTGT phải nộp 100 triệu đồng của tháng 01/2020;
- Bản giải trình khai bổ sung (theo Mẫu số 01-1/KHBS ban hành kèm theo Phụ lục II Thông tư số 80/2021/TT-BTC) kê khai tất cả các chỉ tiêu có thay đổi của tờ khai thuế tháng 01/2020 đã được điều chỉnh, bổ sung so với số đã kê khai trên tờ khai thuế tháng 01/2020 có sai sót;
- Tờ khai thuế GTGT tháng 01/2020 (theo mẫu của tờ khai thuế có sai sót cần điều chỉnh, bổ sung đã nộp cho cơ quan thuế) đã điều chỉnh làm tăng thuế GTGT phải nộp tại chỉ tiêu [31] hoặc chỉ tiêu [37] 100 triệu đồng:
- Các tài liệu chứng minh thông tin điều chỉnh, bổ sung kèm theo hồ sơ khai bổ sung (theo nội dung đã kê khai tại mục B Bản giải trình khai bổ sung).
Trường hợp 3: Khai bổ sung hồ sơ khai thuế GTGT theo mẫu số 04/GTGT làm giảm số thuế GTGT phải nộp khi cơ quan thuế hoặc cơ quan có thẩm quyền chưa công bố Quyết định kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế và trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai sót.
Ví dụ: Công ty C vào tháng 3/2022 khai bổ sung của hồ sơ khai thuế GTGT tháng 01/2022 làm giảm số thuế GTGT phải nộp 100 triệu đồng, thì người nộp thuế được xác định là số tiền thuế nộp thừa của tháng 01/2022 nếu đã nộp hết số thuế điều chỉnh giảm này vào NSNN và được xử lý theo quy định của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14.
Hồ sơ khai bổ sung Công ty C nộp cho cơ quan thuế gồm:
- Tờ khai bổ sung (theo Mẫu số 01/KHBS ban hành kèm theo Phụ lục II Thông tư số 80/2021/TT-BTC) làm giảm số thuế GTGT phải nộp 100 triệu đồng của tháng 01/2022;
- Bản giải trình khai bổ sung (theo Mẫu số 01-1/KHBS ban hành kèm theo Phụ lục II Thông tư số 80/2021/TT-BTC) kê khai tất cả các chỉ tiêu có thay đổi của tờ khai thuế tháng 01/2022 đã được điều chỉnh, bổ sung so với số đã kê khai trên tờ khai thuế tháng 01/2022 có sai sót;
- Tờ khai thuế GTGT tháng 01/2022 (theo mẫu của tờ khai thuế có sai sót cần điều chỉnh, bổ sung đã nộp cho cơ quan thuế - là mẫu ban hành tại Phụ lục Thông tư số 80/2021/TT-BTC) đã điều chỉnh làm giảm số thuế GTGT phải nộp tại chỉ tiêu [31] hoặc chỉ tiêu [37] 100 triệu đồng;
- Các tài liệu chứng minh thông tin điều chỉnh, bổ sung kèm theo hồ sơ khai bổ sung (theo nội dung đã kê khai tại mục B Bản giải trình khai bổ sung).
5. Đối với hồ sơ khai bổ sung hồ sơ khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ đối với hoạt động xây dựng, chuyển nhượng bất động sản tại địa bàn cấp tỉnh khác nơi đóng trụ sở chính
Trường hợp 1: Người nộp thuế sau khi nộp hồ sơ thuế GTGT cho cơ quan thuế, phát hiện sai sót cần kê khai bổ sung, điều chỉnh, nhưng không làm tăng giảm số thuế GTGT phải nộp (sai sót về doanh thu chưa có thuế GTGT, mã số thuế hoặc tên công ty...) thì người nộp thuế chỉ phải nộp Bản giải trình khai bồ sung và các tài liệu có liên quan, không phải nộp tờ khai bổ sung.
Trường hợp 2: Khai bổ sung hồ sơ khai thuế GTGT theo mẫu số 05/GTGT làm tăng số thuế GTGT phải nộp khi cơ quan thuế hoặc cơ quan có thẩm quyền chưa công bố Quyết định kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế và trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai sót.
Ví dụ: Công ty A vào tháng 7/2022 khai bổ sung của hồ sơ khai thuế GTGT tháng 3/2022 làm tăng số thuế GTGT phải nộp 100 triệu đồng, thì Công ty A nộp số tiền thuế tăng thêm 100 triệu đồng, đồng thời tự xác định số tiền chậm nộp theo quy định để nộp vào NSNN.
Hồ sơ khai bổ sung Công ty A nộp cho cơ quan thuế gồm:
- Tờ khai bổ sung (theo Mẫu số 01/KHBS ban hành kèm theo Phụ lục II Thông tư số 80/2021/TT-BTC) làm tăng số thuế GTGT phải nộp 100 triệu đồng của tháng 3/2022;
- Bản giải trình khai bổ sung (theo Mẫu số 01- 1/KHBS ban hành kèm theo Phụ lục II Thông tư số 80/2021/TT-BTC) kê khai tất cả các chỉ tiêu có thay đổi của tờ khai thuế tháng 3/2022 đã được điều chỉnh, bổ sung so với số đã kê khai trên tờ khai thuế tháng 3/2022 có sai sót;
- Tờ khai thuế GTGT tháng 3/2022 (theo mẫu của tờ khai thuế có sai sót cần điều chỉnh, bổ sung đã nộp cho cơ quan thuế) đã điều chỉnh làm tăng thuế GTGT phải nộp tại chỉ tiêu [25] 100 triệu đồng:
- Các tài liệu chứng minh thông tin điều chỉnh, bổ sung kèm theo hồ sơ khai bổ sung (theo nội dung đã kê khai tại mục B Bản giải trình khai bổ sung).
Trường hợp 3: Khai bổ sung hồ sơ khai thuế GTGT theo mẫu số 05/GTGT làm giảm số thuế GTGT phải nộp khi cơ quan thuế hoặc cơ quan có thẩm quyền chưa công bố Quyết định kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế và trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai sót.
Vĩ dụ: Công ty C vào tháng 3/2022 khai bổ sung của hồ sơ khai thuế GTGT tháng 01/2022 làm giảm số thuế GTGT phải nộp 100 triệu đồng, thì người nộp thuế được xác định là số tiền thuế nộp thừa của tháng 01/2022 nêu đã nộp hết số thuế điều chỉnh giảm này vào NSNN và được xử lý theo quy định của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14.
Hồ sơ khai bổ sung Công ty C nộp cho cơ quan thuế gồm:
- Tờ khai bổ sung (theo Mẫu số 01/KHBS ban hành kèm theo Phụ lục II Thông tư số 80/2021/TT-BTC) làm giảm số thuế GTGT phải nộp 100 triệu đồng của tháng 01/2022;
- Bản giải trình khai bổ sung (theo Mẫu số 01- 1/KHBS ban hành kèm theo Phụ lục II Thông tư số 80/2021/TT-BTC) kê khai tất cả các chỉ tiêu có thay đổi của tờ khai thuế tháng 01/2022 đã được điều chỉnh, bổ sung so với số đã kê khai trên tờ khai thuế tháng 01/2022 có sai sót;
- Tờ khai thuế GTGT tháng 01/2022 (theo mẫu của tờ khai thuế có sai sót cần điều chỉnh, bổ sung đã nộp cho cơ quan thuế - là mẫu ban hành tại Phụ lục II Thông tư số 80/2021/TT-BTC) đã điều chỉnh làm giảm số thuế GTGT phải nộp tại chỉ tiêu [25] 100 triệu đồng;
- Các tài liệu chứng minh thông tin điều chỉnh, bổ sung kèm theo hồ sơ khai bổ sung (theo nội dung đã kê khai tại mục B Bản giải trình khai bổ sung).
Tải file pdf công văn số 7445 và đính kèm công văn hướng dẫn kê khai bổ sung hồ sơ khai thuế gtgt tại đây
Trụ sở: 89 Nguyễn Nguyễn Văn Thủ, P. Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh
Chi Nhánh: 36/54 đường TX 24, P. Thạnh Xuân, Q.12
Điện thoại: 0971 388 296 - 0968 11 69 69
Email: ketoanetax@gmail.com
Xem thêm